Bản Quyền Là Gì ? Thế Nào Là Vi Phạm Bản Quyền
Vi phạm bản quyền bị xử phạt?
1. Bản quyền là gì?2. Thế nào là vi phạm bản quyền?3. Vi phạm bản quyền bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, hành vi vi phạm bản quyền xảy ra rất nhiều trên thực tế, hành vi này không chỉ thu lợi nhuận bất hợp pháp mà còn ảnh hưởng đến quyền sở hữu của tác giả. Vậy, bản quyền là gì? Thế nào là vi phạm bản quyền? Bài viết này tamlinhviet.org sẽ giải đáp giúp bạn hiểu rõ hơn.
Đang xem: Bản quyền là gì
1. Bản quyền là gì?
Bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, điêu khắc, phim chuyện, các dữ liệu máy tính, quảng cáo hay những bản vẽ kỹ thuật… (Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả).
2. Thế nào là vi phạm bản quyền?
Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…Ta căn cứ vào Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP có quy định về việc xâm phạm như sau:
Điều 5. Xác định hành vi xâm phạmHành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Như vậy, ta có thể thấy, để được coi là xâm phạm bản quyền thì cần lưu ý chỉ những đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có xâm phạm quyền tác giả hay không.Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì yếu tố xâm phạm quyền tác giả được quy định như sau:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:a) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;b) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;c) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;d) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;đ) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Xem thêm: Pháp Luyện Kính Đàn Chuẩn Đề Mật Tông Tây Tạng, Gương Kính Đàn Chuẩn Đề Phật Giáo
Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.”
Như vậy, để biết một tác phẩm này có là bản sao của tác phẩm kia hay không thì cần phải xem xét đến yếu tố so sánh giữa hai tác phẩm, thời gian phát hành…
3. Vi phạm bản quyền bị xử lý như thế nào?
Về việc xử lý hành vi vi phạm bản quyền được quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như trên.Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.2. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Xem thêm: Tuần Lộc Tiếng Anh Là Gì – Con Từ Vựng Tiếng Anh Về Giáng Sinh
Do đó, hành vi sao chép tác phẩm khi chưa được sự đồng ý hay cho phép từ tác giả thì sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả như trên.Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của tamlinhviet.org. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang tamlinhviet.org.
Mẫu đơn khiếu nại vi phạm bản quyền

Tiền bản quyền bài hát được thu khi nào? Quy định về bản quyền bài hát

Mức xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm 2021 Quy định xử phạt về vi phạm bản quyền Mẫu đơn xin phép bản quyền trên youtube