Hỏi Đáp

Gam Là Gì – Nhận Biết Gam Của Một Bài Hát

Xưởng sản xuất Guitar – Ukulele
Toggle navigation

*

Sản phẩm Guitar Accoustic Guitar Classic Blog Guitar Tài liệu – Kinh nghiệm tự học Guitar Clip Guitar Clip hay về guitar Hỗ trợ

*

*

Nhạc lí căn bản-Các vấn đề về Gam-Scale.Cách Xác định âm giai.

Đang xem: Gam là gì

« Các vấn đề về Gam-Scale-Âm giai»

Chắc các bạn chơiGuitarđã không ít lần được nghe: “Bài này chơi ở gam Đô trưởng (C) hay giọng đô trưởng…” Vậy “Gam là gì?”

Khái niệm: Sự sắp xếp âm thanh của điệu thức theo thứ tự các quãng hai đi lên từ âm chủ (bậc I) đến âm chủ quãng 8 tiếp theo gọi là hàng âm của điệu thức hay còn gọi là GAM. Các âm hợp thành gam gọi là các bậc. Mỗi gam trưởng hoặc thứ đều có 7 bậc được ký hiệu bằng số La Mã.

Ở phần trước chúng ta đã có khái niệm về quãng. Quãng 2 là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc liền kề nhau (VD: C -> D; D -> E; E -> F….. khi đó ta nói: D là bậc 2 của C; E là bậc 2 của D; E là bậc 2 của F….) Như vậy để xác định bậc của một âm nào đó so với âm chủ thì ta bắt đầu đếm từ âm chủ (bậc 1) đến âm cần xác định bậc.VD: Âm chủ là C, cần xác định G là bậc mấy của C ta sẽ đếm: C (bậc 1); D (bậc 2); E (bậc 3); F (bậc 4); G (bậc 5). Vậy G là bậc 5 của C. Theo cách làm như vậy ta sẽ thấy bậc 8 của C chính là C nhưng ở cao độ cao hơn.Chú ý: Các bạn cần ghi nhớ thứ tự dãy âm và khoảng cách giữa chúng:– Thứ tự dãy âm: C (đô); D (Rê); E (mi); F (Fa); G (Sol); A (la); B (Si); tiếp theo là một quãng 8 như vậy nhưng ở cao độ cao hơn.– Khoảng cáchNhư vậy trong một Gam sẽ có 7 bậc. Dưới đây sẽ là một số ví dụ cụ thể (chúng ta sẽ lấy 2 gam Đô trường (C) và La thứ (Am) để phân tích cấu tạo vì trong 2 gam này không có các dấu hóa thăng và giáng)

VD1: Gam đô trưởng (âm chủ là C) sẽ được cấu tạo như sau:C (1) D (1) E (1/2) F (1) G (1) A (1) B (1/2) C* Trong ngoặc là khoảng cách giữa các nốt nhạc với– 1: ký hiệu cho 1 cung– 1/2: ký hiệu cho 1/2 cungNhư vậy từ gam C ta rút ra đượcquy luật của gam trưởng tự nhiênsẽ là:|1| 1| 1/2| 1| 1| 1| 1/2| (* ).Đây cũng là qui tắc âm giai của Gam trưởng.

Từ quy luật ( *) ở trên ta sẽ phân tích được cấu tạo của tất cả các gam trưởng tự nhiên khác. VD gam D (Rê trưởng). Trước hết ta viết ra dãy hợp âm của gam D: (Bắt đầu từ âm chủ D, và kết thúc ở âm D ở cao độ cao hơn một quãng 8):|D|E|F|G|A|B|C|D|Sau đó ta áp quy luật (* ) vào dãy âm trên. Cụ thể:– Ta thấy D và E các nhau đúng 1 cung –> Giữ nguyên– E và F cách nhau 1/2 cung –> Nốt F phải thăng lên 1/2 cung để đúng theo quy luật ( *) –> ta có nốt F# thay vì F– F# và G cách nhau 1/2 cung –> giữ nguyên.– G và A cách nhau 1 cung –> giữ nguyên.– A và B cách nhau 1 cung –> giữ nguyên.– B và C cách nhau 1/2 cung –> Nốt C phải thăng lên 1/2 cung –> ta có nốt C#– C# và D cách nhau 1/2 cung –> giữ nguyên.Như vậy,dãy âmgiaicủa gam Dlà: D/E/F#/G/A/B/C#/D. Có thể thấy trong gam D có 2 dấu thăng. Đây chính là cách để bạn tìm ra gam của một bản nhạc thông qua các dấu hóa ở đầu khuông nhạc.

Tương tự như vậy, các bạn thử thực hiện cho các gam trưởng khác

VD2: Ta sẽ lấy một ví dụ về gam thứ tự nhiên. Gam Am (La thứ)Dãy âm của gam Am: A (1) B (1/2) C (1) D (1) E (1/2) F (1) G (1) AVậyquy luật của gam thứ tự nhiênlà:.1/2..1..1..1/2..1..1 (* *)Đây cũng là qui tắc âm giai của Gam Thứ.

Xem thêm: Làm Sao Để Buôn May Bán Đắt 100%? Làm Sao Để Buôn May Bán Đắt Dễ Dàng Nhất

Ta sẽ áp dụng quy luật (* *) để phân tích cấu tạo các gam thứ tự nhiên khác. VD gam Bm (Gam Si thứ)Dãy âm của gam Bm: B/C/D/E/F/G/A/BKhi đưa quy luật (* *) vào ta sẽ cóâm giai của Bmlà : B/C#/D/E/F#/G/A/B. Có thể thấy trong gam Bm có 2 dấu thăng.

Gam song song.

– Qua các ví dụ trên ta có nhận xét: Gam C và Am cùng không có dấu hóa(# hay b), Gam D và Bm cùng có 2 dấu hóa(2 dấu #). Người ta gọi đó là các cặp gam song song. Vậy 1 cặp gam song song là một cặp gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa. Ký hiệu: C//Am; D//Em và tương tự với các cặp khác.

Có các Gam song song như sau:a)Bộ khoá không mang dấu hoá(trong dãy âm ko có dấu # hay b gì cả):Do trưởng ( C) và La thứ ( Am)b)Bộ khoá mang dấu thăng(#):1# (có 1 dấu #): Sol trưởng và Mi thứ2# : Rê trưởng và Si thứ3# : La trưởng và Fa#thứ4# : Mi trưởng và Do#thứ5# : Si trưởng và Sol# thứ6# : Fa# trưởng và Re# thứ7# : Do# trưởng và La# thức)Bộ khoá mang dấu giáng :1b : Fa trưởng và Re thứ2b : Sib trưởng và Sol thứ3b : Mib trưởng và Do thứ4b : Lab trưởng và Fa thứ5b : Reb trưởng và Sib thứ6b : Solb trưởng và Mib thứ7b : Dob trưởng và Lab thứ

*

Ví dụ: Ở bài hát trên nhịp ¾ cho ta biết nên chơi điệu gì (như valse hoặc boston.).Để ý ở đầu khuông nhạc có 1 dấu #.Như vậy nó sẽ được chơi ở Gam G hoặc Em( Do đây là 2 Gam song song) .Để biết được nó chơi ở gam gì thì nhìn vào nốt cuối cùng của bài hát là nốt gì thì bài hát sẽ được chơi ở Gam đó.Như ví dụ này thì nốt cuối là nốt G nên sẽ được chơi ở Gam G.

Xem thêm: Lời Bài Hát Sáu Mươi Năm Cuộc Đời Hùng Cường, Sáu Mươi Năm Cuộc Đời Hùng Cường

Tuy nhiên cái này(nhìn bản nhạc) để đánh khá ít ứng dụng trong thực tế.Ví dụ:Khi đang ngẫu hứng bài nào đó bạn lấy ra chơi thì lấy đâu ra cái bản nhạc như trên.Hoặc ra ngoài đánh hát vs bạn bè thì không thể nào mà lúc nào cũng mang cả một đống bản nhạc đi theo được…..nêncác bạn xem bài kế tiếp để ứng dụng.To be continue…..

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button