Những Câu Chuyện Lịch Sử Biết Nói Ở Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt

Đang xem: Lăng tả quân lê văn duyệt
Công lao của Lê Văn Duyệt đối với sự thành lập, phát triển triều Nguyễn là cực kỳ to lớn, có thể lược sơ những công trạng của ông như: – Trận đánh Thị Nại (1800-1801): đây là trận đánh được mệnh danh là “Nguyễn Triều đệ nhứt võ công”. Trận đánh đã làm tiêu hao phần lớn lực lượng của quân Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải bỏ chạy ra bắc. – Đào kinh Vĩnh Tế (1819-1824): đây là kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam Campuchia, từ Châu Đốc đến Hà Tiên, dài khoảng 91 cây số. Những ích lợi của dòng kinh như: dẫn nước rữa phèn, mở mang ruộng vườn, thúc đẩy giao thương thủy phát triển, thoát lũ ra biển Tây, giữ yên bờ cõi…vẫn còn phát huy tác dụng cho đến tận ngày hôm nay. – Dẹp loạn thổ phỉ: + Năm 1816 ở hai trấn Thanh Nghệ đói to, dân vùng núi nổi dậy làm giặc. Đến nơi, tận mắt thấy rõ tình hình, Tả Quân dâng sớ về triều xin xuất thóc trong kho cứu đói và tha thuế cho dân. Một mặt ân xá cho bọn giặc tự đến quy hàng, một mặt tha cho những kẻ bị giặc bắt đi theo (làm giặc), nên chỉ trong một năm đã ổn định tình hình. + Ở phía Tây Quảng Ngãi, miền thượng đạo có bọn người Chăm H’Roi (sử cũ gọi Mọi Đá Vách) vốn quen sống độc lập, không lệ thuộc vào luật lệ triều đình, kể cả thời Nguyễn Tây Sơn cũng vậy. Những lúc đói ăn mùa giáp hạt (lúa cũ đã hết mà mùa lúa mới chưa tới) hay làm càn, cướp bóc của dân lâu ngày quen thói thành quân phỉ. Khi nghe tiếng Tả Quân đến bèn chạy hết vào núi, không dám ra mặt. Ngài bốn lần bình định vùng này (Chương Nghĩa) vào các năm 1803, 1805, 1808 và 1816 . + Nhà sư người Cao Miên tên Kế (nên trong dân gian gọi là Sư Kế) vốn gốc dân Khmer , cầm đầu bọn nổi loạn, từ Chân Lạp hay sang đánh phá cướp bóc vùng Quang Hóa thuộc Phiên Trấn, nay là vùng Trảng Bàng Tây Ninh. Quan quân đánh dẹp mãi không xong, vua Minh Mạng bèn cử Tả Quân vào Nam làm Tổng trấn (từ 1820 cho đến khi ngài mất), thay thế cho Nguyễn Huỳnh Đức đang ốm nặng, để tiểu trừ giặc phỉ. Nội trong năm đó, giặc thua to tự tan rã, số còn lại rút về qua bên kia biên giới. – Tiền trảm hậu tấu: Lý Chính Hầu Huỳnh Công Lý làm quan từ thời vua Gia Long, vì có công nên năm 1819 được phong Phó Tổng Trấn Gia Định thành, lúc ấy Tổng Trấn là Nguyễn Huỳnh Đức ,Trịnh Hoài Đức là Hiệp Trấn. Dù có công trạng nhưng ngay sau đó, những việc làm khuất tất của Lý trong việc mộ phu, lợi dụng việc bắt dân binh đào kênh để sách nhiểu vòi vĩnh trước kia ; cũng như khai quật, hủy mộ của dân để xây lăng cho cha bị nạn nhân làm đơn tố cáo với Tả Quân. Lại còn tương truyền Lý có thông gian với tỳ thiếp của Tả Quân khi ngài không có mặt ở Gia Định. Nguyên Lý có người con gái được tuyển vào cung làm vợ vua ( Huệ phi), rất được vua yêu nên Lý cậy thế làm càn. Một mặt Tả Quân cho bắt Lý khép tội thành án tử, một mặt lập tờ tường trình về triều và Bộ Hình. Khi nhận được tin báo, vua Minh Mạng vội vàng phái ngay một viên Khâm Mạng, không kể ngày đêm cấp tốc vào Gia Định, truyền chỉ dụ của vua đem tội nhân về kinh chịu tội. Nhưng đã muộn, với quyền “tiền trảm hậu tấu” do vua Gia Long ban cho, Tả Quân đã cho chém đầu Quốc. trượng .Việc xảy ra vào tháng 9 năm Canh Thìn 1820 Lê Văn Duyệt làm đại thần trong 2 đời vua triều Nguyễn, đó là đời vua Gia Long và vua Minh Mạng. Hình: chân dung Lê Văn Duyệt ở mặt trước tờ 100 đồng thời Việt Nam Cộng Hoà.

Xem thêm: Vơ Chồng Khắc Tuổi Tuyệt Mạng, Xem Tuổi Vợ Chồng Nào Lấy Nhau Biệt Ly Tuyệt Mạng
Vụ án Lê Văn Duyệt: Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh, là: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Lại đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, bố chính, Án Sát, Lãnh binh như các tỉnh ở ngoài Bắc. Đến khi Bạch Xuân Nguyên đến làm Bố chính ở Phiên An (tức tỉnh Gia Định), nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cứ, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông Duyệt. Vì bị bức, con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi bèn khởi binh chống lại. Nhận được tin cáo cấp, vua Minh Mạng liền sai quân đi đánh dẹp, đồng thời ban trách Lê Văn Duyệt đã “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì vua Minh Mạng vốn có thù hằn lâu ngày với Tả quân Lê Văn Duyệt, rất có thể vì: Ông Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà. Lê Văn Duyệt nhiều lần lạm quyền, hoặc làm sai ý triều đình trung ương, đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời. Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng. Ông Duyệt tỏ ý ủng hộ các nhà truyền đạo Cơ đốc Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng. Ông Duyệt được hưởng quyền “nhập triều bất bái” (vào triều không phải lạy) từ thời Gia Long, nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu. Dù không ưa nhưng vua Minh Mạng chưa thể làm gì Lê Văn Duyệt, vì công lao và uy quyền của ông quá lớn. Cho nên sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1835), nhân Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, Minh Mạng liền dụ cho đình thần nghị xử. Đến khi nghị án xong, có bảy tội nên trảm (chém), hai tội nên giảo (thắt cổ), một tội phải sung quân. Án đệ lên, sau đó, vua Minh Mạng ra dụ có đoạn rằng: Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (Chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp). Sau đó, lệnh được thực hiện theo như lời dụ. Ngoài ra, mộ cha mẹ ông ở Long Hưng (nay thuộc Châu Thành, Tiền Giang) cũng bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Hình: trường nữ trung học Lê Văn Duyệt (nay là trường THPT Võ Thị Sáu).

Xem thêm: Có Nên Xem Bói Không ? Nguyên Tắc Của Việc Đi Coi Bói
Giải oan và vinh danh: Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, ban lệnh tha tội các thân thuộc của Lê Chất và Lê Văn Duyệt. Tháng 2 (âm lịch) năm đầu Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin lục dụng những con cháu của Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Lời tâu làm vua cảm động, bèn cho con cháu ông Thành làm Chánh đội. Tuy nhiên, mãi đến năm tháng 4 (âm lịch) năm 1868, nhà vua mới chính thức ban lệnh truy phục chức hàm cho Nguyễn Văn Thành (là Chưởng trung quân Đại tướng quân Quận công) và Lê Văn Duyệt (là Chưởng tả quân Đại tướng quân), đồng thời cho thờ trong miếu Trung hưng công thần ở Huế. Hình: 2 ngôi mộ của Đức Tả quân và phu nhân trong Lăng Ông Bà Chiểu.