Top 8 Những Bài Múa Trung Thu Hay Và Hấp Dẫn Nhất, Đêm Trung Thu

Trung Thu đang đến rất gần, chắc hẳn nhiều em nhỏ đang cảm thấy nôn nao và trông đợi ngày Tết đặc biệt này. Tại các trường học, công việc chuẩn bị cho những tiết mục văn nghệ trong đêm rằm tháng Tám cũng đang được lên kế hoạch. Và trong bài viết ngày hôm nay, tamlinhviet.org sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các tiết mục văn nghệ trung thu cho trẻ mầm non hay nhất.

Đang xem: Múa trung thu

1 5
1
5

“Chú cuội chơi trăng” chắc hẳn là một bài hát đã không còn quá xa lạ đối với các bạn nhỏ mỗi dịp trung thu về. Đây là một sáng tác của cố nhạc sĩ An Thuyên. Với giai điệu nhẹ nhàng, bài hát thể hiện nét vui tươi, nhí nhảnh của lứa tuổi thiếu nhi. Bài hát mở ra cánh cửa thế giới cổ tích với cảnh làng quê thanh bình có cánh đồng xanh bát ngát, những cánh diều no gió, à ơi câu hát mẹ ru về câu chuyện chị Hằng, chú Cuội… Với bài hát này, thường thì các cô giáo sẽ xây dựng thành các bài múa với những động tác nhí nhảnh, thêm vào chút hoạt cảnh và tất nhiên sẽ không thể thiếu được chú cuội (người vào vai sẽ là một bé trai).

2 3

Xem thêm: Tài Khoản Icloud Trên Iphone Là Gì Và Những Điều Nhất Định Phải Biết

2 3

Cùng với chú Cuội, thì chị Hằng là nhân vật rất được các bé mong đợi vào đêm trung thu. Hình ảnh chị Hằng dịu dàng xinh đẹp với chú thỏ Ngọc trên tay, dù chỉ là tưởng tượng nhưng các bé luôn mơ ước sẽ có ngày được trò chuyện, vui chơi cùng chị Hằng. Và tiết mục múa: “Lên thăm chị Hằng” dường như đã nói lên tất cả những điều ấy. Trong tiết mục này sẽ có sự kết hợp giữa các cô và các bé, có thể 1 cô và nhiều bé, hoặc nhiều cô và 1 bé, có thể sử dụng thêm đạo cụ là quạt múa hoặc bông hoa để tăng sự sinh động.

3 2

Bài hát Cây Đa Quán Dốc gợi đến những hình ảnh rất quen thuộc của người dân đồng bằng Bắc bộ, trong các làng xóm như hình ảnh về cây đa đầu làng, quán dốc, miếng trầu, con chim khách, các cô gái má hồng… Lời bài hát vừa thể hiện được những nét đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của người dân vừa có nhịp điệu, đem lại cho người nghe rất nhiều cảm xúc và như gợi lại những kỉ niệm khi sinh sống ở làng quê yên bình. Và chắc chắn sẽ là sự thiếu xót nếu liệt kê các bài múa đêm trung thu mà lại bỏ qua bài hát này, đây cũng là sự lựa chọn mà nhiều cô giáo mầm non dành cho các tiết mục của lớp mình.

Xem thêm: Cách Xem Căn Số Của Mình Căn Ai Bóng Ai? Tác Giả Thầy Huyền Tích

“Vầng trăng cổ tích”” cũng là một ca khúc quen thuộc được vang lên cứ mỗi khi Trung Thu về. Với giai điệu trong sáng, hồn nhiên ca khúc này như một chuyện nhỏ đầy thú vị của một em bé khi đang ngồi ngắm trăng. Những hình ảnh tượng trưng cho tết Trung Thu như chú cuội, cây đa, vầng trăng xuất hiện trong bài hát càng làm cho người nghe cảm thấy đây thật sự là một đêm trăng bình yên mang một vẻ đẹp đầy chất thơ.

Và với bài hát này, các cô giáo có thể xây dựng tiết mục đơn ca, hay múa tập thể đều sẽ rất tuyệt vời. Trang phục màu sắc bắt mắt cùng các động tác múa dễ thương của bé, chắc chắn đây sẽ là tiết mục mà ai ai cũng mong đợi.

Khuấy động không khí với tiết mục nhảy hiện đại “Rước đèn tháng 8″” cũng là một ý tưởng không tồi cho đêm trung thu tại các trường mầm non.

“”Rước đèn tháng Tám”” do nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác, đã làm sống lại kỷ niệm tuổi thơ của biết bao người cứ mỗi dịp Trung Thu đến, gợi nhớ về ký ức lại được tung tăng rước đèn đi chơi. Bài hát được nhiều thế hệ thiếu nhi học thuộc lòng, gắn liền với hoạt động múa rước trong đêm hội trăng rằm. Mỗi lần giai điệu “Rước đèn tháng Tám” vang lên, ai ai cũng như sống lại trong không khí rộn ràng với điệu múa lân, cùng tiếng trống “Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh”. Ca khúc này được nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác đúng thời khắc các em nhỏ vui chơi đón Trung Thu. Sau hơn 50 năm ra đời, cho đến nay vẫn là bài hát ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Ca khúc đã diễn tả đầy đủ niềm vui sướng, hân hoan của trẻ thơ trong đêm hội trăng rằm và thường được lựa chọn để làm các tiết mục ca, múa trung thu mầm non.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button