Tác Phẩm Phái Sinh Là Gì – Điều Kiện Bảo Hộ Tác Phẩm Phái Sinh
Việc kế thừa các tài sản trí tuệ đã có từ trước như các tác phẩm văn học, mỹ thuật, nghệ thuật, thành tựu khoa học kỹ thuật,… để từ đó phát triển, sáng tạo ra những cái mới sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Những cái mới được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là Tác phẩm phái sinh và là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả.
Đang xem: Tác phẩm phái sinh là gì
Theo định nghĩa tại Khoản 8, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ thì: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Có thể hiểu, Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra bởi sự kế thừa từ tác phẩm gốc nhưng có sáng tạo đủ lớn để đáp ứng các điều kiện về bảo hộ quyền tác giả.
Đặc điểm của tác phẩm phái sinh
1. Được hình thành dựa trên sự kế thừa từ một tác phẩm đã có
Tùy vào từng trường hợp mà có thể bạn phải xin phép hoặc không cần xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc. Nhưng cho dù thế nào thì người sáng tạo tác phẩm phái sinh bắt buộc phải tôn trọng Quyền nhân thân của tác giả tác phẩm gốc.
2. Tác phẩm phái sinh không phải bản sao của tác phẩm gốc
Đối với quyền tác giả, pháp luậtchỉ bảo hộ về mặt hình thứcchứkhông bảo hộ nội dung. Sự sáng tạo được bảo vệ ở đây là sự sáng tạo về việc chọn lọc và sắp xếp từ ngữ, màu sắc, tình tiết,… Do đó, tác phẩm phái sinh có thể là sáng tạo nguyên gốc, hoặc sáng tạo một phần về mặt nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện.
3. Phải có sự sáng tạo đủ lớn
Để được công nhận là một tác phẩm phái sinh thì nó phải có sự sáng tạo đủ lớn của tác giả. Tuy nhiên, ranh giới giữa sự sáng tạo một phần với hành vi xâm phạm Quyền nhân thân của tác phẩm gốc rất mong manh. Sự xâm phạm này thường rơi vào trường hợp: Không bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm,…
4. Dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh
Cho dù tác phẩm phái sinh được sáng tạo nguyên gốc nhưng vẫn phải đảm bảo có dấu ấn của tác phẩm gốc. Có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.
Cũng cần nhắc lại là pháp luật về bảo hộ quyền tác giả không bảo hộ cho nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng này không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.
5. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra
Giống như tác phẩm gốc, Quyền tác giả của Tác phẩm phái sinh là quyền tự động phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp hoặc khi phát hiện vi phạm, bản thân tác giả là người phải chứng minh về mặt nội dung của tác phẩm.
Phân loại tác phẩm phái sinh
Theo định nghĩa ở trên thì Tác phẩm phái sinh có thể là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Xem thêm: Tử Vi Tuổi Mùi 1991 Tân Mùi, Tử Vi Tuổi Tân Mùi 1991 Nam Mạng Năm 2021
Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về từng loại tác phẩm này.
1. Tác phẩm dịch
Là tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác dựa trên nội dung của tác phẩm gốc. Bản dịch phải sát nghĩa, không diễn đạt sai ý của tác giả.
Ví dụ tác phẩm Truyền Kiều của Nguyễn Du đã được dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như Anh, Nga, Pháp… với trên 35 bản dịch. Trong đó, có thể kể đến bản dịch của Huỳnh Sanh Thông (giáo sư tại Đại học Yale, Mỹ) được sử dụng làm bài giảng cho sinh viên Mỹ học. Như vậy, Nguyễn Du sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm Truyện Kiều, nhưng Huỳnh Sanh Thông cũng sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh của Truyện Kiều (là bản dịch tiếng Anh).

Tác phẩm dịch là Tác phẩm phái sinh
2. Tác phẩm phóng tác
Là tác phẩm phỏng theo nội dung của tác phẩm gốc nhưng có sự sáng tạo rõ rệt về mặt nội dung, tư tưởng,… để làm cho nó trở thành một tác phẩm hoàn toàn mới, khác biệt so với tác phẩm gốc. Chẳng hạn như viết lại thành một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định.
Ví dụ: Hồ Biểu Chánh (tiểu thuyết gia tiêu biểu của văn chương Việt Nam hiện đại) đã phóng tác thành công tác phẩm Những người khốn khổ của văn hào Pháp Victor Hugo thành tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa. Trong khi Những người khốn khổ là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống của những con người nghèo khổ ở nước Pháp nói chung và ở Paris nói riêng vào nửa đầu thế kỷ 19. Thì Ngọn cỏ gió đùa đã khắc họa thành công chân dung con người đói khổ, khốn cùng, trong xã hội Việt Nam thế kỷ 19 dưới thời nhà Nguyễn.
Do đó, Hồ Biểu Chánh sở hữu quyền tác giả với tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa – là tác phẩm phái sinh của Những người khốn khổ.
3. Tác phẩm cải biên
Là sửa đổi hoặc biên soạn lại một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể hiện dựa trên một phần hoặc toàn bộ Tác phẩm gốc để sáng tạo ra tác phẩm mới. Khi cải biên tác phẩm, người cải biên phải được chủ sở hữu tác phẩm gốc cho phép và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Xem thêm: Xem Bói Tình Yêu Tình Duyên Theo Ngày Tháng Năm Sinh Đôi Lứa
Ví dụ: Các bạn chắc đã xem phim Tây Du Ký rồi đúng không? Ngoài phiên bản do Đài truyền hình Trung Quốc sản xuất năm 1986 thì còn nhiều phiên bản khác được cải biên như Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện (2013) do Châu Tinh Trì làm đạo diễn. Phim cũ (Tây Du Ký 1986) xây dựng hình ảnh Đường Tăng là một nhà sư trẻ hiền lành, một lòng hướng Phật nhưng phim của Châu Tinh Trì lại phóng tác Đường Tăng là một thầy trừ yêu có mối tình với một nàng pháp sư.