Thủy Liêm Động – Chủ Nhân Thực Sự Của Trước Tôn Ngộ Không Là Ai

“Tây Du Ký” từ khi ra đời đến nay vẫn luôn nhận được sự yêu mến của mọi người. Người ta không chỉ yêu thích các hình tượng nhân vật trong đó, tình tiết trong đó, mà cả tinh thần lạc quan hướng thiện thể hiện trong tác phẩm. Nhận thức của người Trung Quốc đối với tu luyện, Thần Phật, thế giới thiên quốc, yêu ma quỷ quái, rất nhiều đều có liên quan với “Tây Du Ký”. Về nội hàm và ý nghĩa chính của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau và phức tạp, khó có thể đưa ra được kết luận. Chuyên mục Sao của thời báo Đại Kỷ Nguyên xin đưa ra một số lý giải xung quanh vấn đề này, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.

Đang xem: Thủy liêm động

Vũ trụ này có kết cấu như thế nào? Con người từ đâu đến? Ý nghĩa của cuộc sống này là gì? Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng có giây phút nghĩ thoáng qua về điều này. Và hôm nay, hãy cùng chúng tôi khám phá ra bí mật đó thông qua tác phẩm Tây Du Ký dưới góc độ tu luyện…

Khúc dạo đầu «Tây Du Ký» đã dành một đoạn khá dài giới thiệu về khởi nguồn của tiểu vũ trụ chúng ta, cũng đề cập tới kết cấu vũ trụ lớn hơn trong đại không gian. Điều này rất trùng hợp với miêu tả trong các tôn giáo ngày nay cho nên tuyệt đối không thể là ngẫu nhiên.

“Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông, Huỳnh, Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế.Thuở ấy, Trung Quốc chia làm bốn châu: Ðông Thắng Thần châu, Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiện Bộ châu, Bắc Cư Lư châu.Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất”.

Trong truyện thì viết như vậy nhưng trong bản đồ cổ xưa của Trung Quốc lại không hề có 4 châu lục này và cũng không có một nước nào gọi là nước Ngao Lai. Như vậy 4 châu lục này là ám chỉ điều gì? Theo tôi đó chính là mô tả về kết cấu của vũ trụ mà chúng ta đang ở.

*

Núi Tu Di theo quan điểm của Phật giáo. Trên đỉnh núi gồm có 33 tầng trời là nơi các vị tiên ở. Dưới chân núi gồm có 4 châu lục, xen kẽ giữa chúng là các đại dương. Bên dưới là các tầng địa ngục. (Ảnh: Huntingtonarchive)

Kinh Phật có viết rằng vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống chỉ là một tiểu vũ trụ trong vô số các vũ trụ. Trong tiểu vũ trụ này có 1 quả núi lớn tên là Tu Di (chân núi và đỉnh núi loe ra còn ở giữa thắt lại nhỏ hơn) đứng giữa hư không. Dưới chân ngọn núi này có 4 châu lục gồm: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu và Bắc Cư Lư Châu. Theo đó Nam Thiệm Bộ Châu chính là tương ứng với địa cầu mà chúng ta đang ở (nằm ở phía Nam của ngọn núi).

Trong ba nơi còn lại có sinh mệnh tồn tại thì loài người ở Đông Thắng Thần Châu và Tây Ngưu Hạ Châu có tuổi thọ gấp 2,5 lần con người trên địa cầu chúng ta; còn thọ mệnh của con người ở Bắc Cư Lư Châu thì gấp mười lần tuổi thọ của chúng ta. Tuy nhiên, cho đến nay con người trên địa cầu vẫn chưa tìm ra được tung tích của họ nhưng tương truyền có một vị cao tăng tên là Mục Kiền Liên có thể bay khắp Tứ đại bộ châu trong một ngày đêm.

*

Hình ảnh ngọn núi Tu Di và các châu lục nhìn từ trên đỉnh xuống. (Ảnh: Huntingtonarchive)

Như vậy Thạch Hầu rốt cuộc được sinh ra ở đâu? Trong truyện Tây Du Ký có viết rằng Tôn Ngộ Không được sinh ra ở Hoa Quả Sơn thuộc nước Ngao Lai ở Đông Thắng Thần Châu, còn theo kinh Phật thì Trái đất chúng ta lại ở Nam Thiệm Bộ Châu, ngoài ra chữ “ngao” còn có nghĩa là ngông cuồng, vô căn cứ, hư ảo. Cứ theo lý luận đó mà xét thì Tôn Ngộ Không chính là sinh mệnh của không gian khác, được sản sinh trong không gian khác chứ không phải được sinh trong không gian của nhân loại chúng ta.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Cúng Ông Công Ông Táo Ngày Nào, Giờ Nào Đẹp Nhất Năm 2021? ?

Hình ảnh Tôn Ngộ Không đi xuyên qua thác nước để vào trong Thủy Liêm Động ám chỉ điều gì?

Tôi có từng đọc qua nghiên cứu của nhà tâm lý học Carl Gustay Jung (một trong 6 nhà tâm lý học kiệt xuất của thế kỷ 20) đối với tác phẩm Tây Du Ký. Theo quan điểm của ông thì Hoa Quả Sơn chính là tượng trưng cho thân thể con người, thác nước chính là tượng trưng cho dòng ý thức của con người, còn cái động ẩn trong thác nước (Thủy Liêm Động) tượng trưng cho sự khởi nguồn của ý thức. Phân tích này quả thực rất hay và theo như lập luận của Jung thì Thủy Liêm Động chính là tương ứng thể tùng quả nằm trong bộ não người.

Thể tùng quả trong bộ não người. (Ảnh: Internet)

Trong truyện Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân cũng có miêu tả về Thủy Liêm Động như sau:

Kiều hạ chi thủy,Xung quán vu thạch khiếu chi gian,Đảo quải lưu xuất khứ,Già bế liễu kiều môn.

Tạm dịch:

Nước dưới cây cầu,Xông qua huyệt giữa núi đá,Chảy ngược ra ngoài,Che lấp đi cửa lên cầu.

Thực ra đây là hình ảnh ẩn dụ của chữ tâm (心) và theo đó thì Thủy Liêm Động chính là ám chỉ nơi khởi nguồn ý thức, chính là tương ứng với thể tùng quả trong bộ não người.

*

Thủy Liêm Động ẩn phía sau thác nước trong phim Tây Du Ký phiên bản 1986. (Ảnh: Internet)

Nhưng có một điều chúng ta cần nói rõ ở đây là, dòng ý thức này không phải được phát xuất ra từ thể tùng quả nằm trong bộ não mà do linh hồn cư trú trong thể tùng quả phát xuất ra. Trong giới tu luyện cũng có quan điểm tương tự, Đạo gia cho rằng linh hồn của một người sẽ ngồi tại Nê Hoàn Cung (hay còn gọi là thể tùng quả), tại đây nó phát xuất ra các tín tức vũ trụ đến bộ não, bộ não sau khi tiếp nhận chỉ lệnh sẽ biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay hoặc điều khiển tay chân để làm các việc. Y học ngày nay cũng công nhận điểm này, họ phát hiện thể tùng quả trong não người có tác dụng như một trung tâm điều khiển của não bộ, nó sẽ xử lý các thông tin mà con người nhận được sau đó ra các chỉ lệnh để điều khiển thân thể người làm các việc cũng như kiểm soát các nhịp điệu sinh học của cơ thể.

Ngô Thừa Ân là ai? Tại sao ông lại có thể biết được điều kỳ diệu này? Đọc xong đoạn này người viết cảm thấy rất sảng khoái và cảm phục tác giả vì sự hiểu biết vượt xa thời đại của ông. Nhà tâm lý học Carl Gustay Jung cũng từng nói một cách tôn kính về tác phẩm Tây du ký rằng: “Tây du ký sử dụng ngôn ngữ bình dị mà ý nghĩa tinh thâm. Tác giả của bộ tiểu thuyết này hẳn phải là một thánh triết có khả năng thấu hiểu nhân tính con người”. Sự cung kính, nể phục của Jung là có lý, bởi Tây du ký được hoàn thành vào trung kỳ triều đại nhà Minh, nó đã ra đời sớm hơn 400 năm so với học thuyết phân tích tinh thần của Jung và thầy của ông là Freud (người đặt nền móng cho ngành tâm lý học và là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20).

Như vậy, việc Thạch Hầu khám phá ra Thủy Liêm Động trên núi Hoa Quả Sơn ám chỉ điều gì? Theo hiểu biết nông cạn của tôi thì đoạn này có lẽ chính là miêu tả về việc một sinh mệnh ở không gian khác (mà chúng ta thường gọi là linh hồn) khi đầu thai ở cõi người thì việc đầu tiên mà nó cần làm chính là tiến nhập vào thể tùng quả của con người để có thể điều khiển được thân thể.

Xem thêm: Tuổi Quý Dậu Sinh Năm 1993, Tuổi Quý Dậu 1993 Hợp Màu Gì Năm 2021

Nhưng tại sao tác giả lại dùng hình ảnh một con vượn (Thạch hầu) để ẩn dụ cho cái tâm của một con người? Điều này có liên hệ đến Phật giáo và Lão giáo, họ cho rằng loài vượn, khỉ vốn hay lăng xăng, nhảy nhót, chuyền leo không chịu ngồi yên; cái tâm của con người cũng y hệt như vậy, cũng lao xao, ưa tơ tưởng chuyện này, nhớ nhung chuyện nọ. Trong tác phẩm của mình, chẳng phải ngẫu nhiên mà tác giả Ngô Thừa Ân cũng hay sử dụng từ “tâm viên” (tâm con vượn) để nói về Tôn Ngộ Không. Theo tôi cũng chính là dụng ý này mà thôi.

Lý giải Tây Du Ký kỳ 4 dưới góc độ tu luyện xin khép lại tại đây. Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo và tuần sau…

Thanh Phong

Từ Khóa:Đức Phật Lý Hồng Chí Ngọc Hoàng Thượng Đế núi Tu Di Pháp Luân Đại Pháp Phật giáo Tây Du Ký thể tùng quả Tôn Ngộ Không vũ trụ

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button