Vốn Fdi Là Gì – Tỉnh Thành Nào Tiếp Nhận Vốn Fdi Nhiều Nhất
Khi nhắc đến chủ đề đầu tư kinh doanh, thuật ngữ FDI được sử dụng rất phổ biến. Nếu bạn chưa biết FDI là gì và muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này thì theo dõi bài viết tamlinhviet.org chia sẻ dưới đây nhé!

Bạn biết gì về FDI?
► FDI là gì?
FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn vào nước khác thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đa phần các trường hợp, cơ sở kinh doanh mở tại nước đầu tư vốn sẽ là công ty con hoặc chi nhánh.
Đang xem: Vốn fdi là gì
Ví dụ, Samsung Việt Nam là chi nhánh của Tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc. Samsung Việt Nam hiện có các nhà máy sản xuất – lắp ráp điện thoại di động và phụ kiện tại Bắc Ninh, Thái Nguyên.
► Vốn FDI là gì?
Vốn FDI chính là nguồn tiền đầu tư dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài vào nước nhận đầu tư. Theo tính chất đầu tư thì vốn FDI được phân thành: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ. Còn theo ý định của nhà đầu tư, gồm: vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường.

Vốn FDI chính là nguồn tiền đầu tư dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài
► Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn góp vào từ nhà đầu tư nước ngoài, không phân biệt số lượng vốn là bao nhiêu. Do vậy, doanh nghiệp FDI hoạt động hiện nay có thể là công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty có đối tác là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
► Bản chất của FDI
Với quá trình toàn cầu hóa, FDI dần trở thành một xu thế tất yếu. FDI giúp nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư gặp nhau dựa trên nhu cầu của cả hai bên:
– Thiết lập quyền sở hữu và quản lý với nguồn vốn đầu tư
– Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư với nơi được đầu tư
– Có sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật kèm theo của nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư
– Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường của các tập đoàn, tổ chức đa quốc gia
– Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế
► Những tác động tích cực và tiêu cực từ FDI
Tác động |
Với nhà đầu tư nước ngoài |
Với nước tiếp nhận đầu tư |
Tích cực |
– Được đưa ra những quyết định có lợi để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư – Doanh nghiệp FDI được khai thác những lợi thế của thị trường đầu tư: tài nguyên thiên nhiên, giá thành lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn… – đem lại nguồn lợi nhuận lớn – Tránh được các rào cản bảo hộ mậu dịch, phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư |
– Nước tiếp nhận đầu tư có được nguồn thu ngân sách lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu-thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. – Nước tiếp nhận sẽ ít chịu ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả hay thua lỗ. Do vậy mà nước tiếp nhận đầu tư FDI ít chịurủi rohơn. – Tiếp thu và học hỏi được kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý mới… để tạo ra những sản phẩm mới, mở ra những thị trường mới. – Đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và giúp đào tạo nguồn nhân lực có thể tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Mì Đen Hàn Quốc Cực Dễ, Nhanh Và Ngon, Cách Làm Mì Tương Đen Chuẩn Hàn Quốc Tại Nhà – Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. |
Tiêu cực |
– Khi nhà đầu tư đem vốn đi đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi một khoản đầu tư. Nước đó cũng có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để phát triển, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động… – Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu nước tiếp nhận đầu tư xảy ra xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư… Do đó, mà các nhà đầu tư FDI thường chọn những nước có môi trường chính trị ổn định, chính sách kinh tế cởi mở. |
– Nếu để doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, không có quy hoạch bài bản sẽ khiến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. – Đầu như vào lĩnh vực nào, chọn địa điểm nào là do ý muốn của doanh nghiệp FDI, cho nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng. – Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản vì không đủ tiềm lực cạnh tranh. – Môi trường chính trị có thể bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư vận động quan chức quản lý địa phương đồng ý với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp FDI. Xem thêm: Lens Máy Ảnh Là Gì ? Các Loại Lens Của Máy Ảnh Lens Máy Ảnh Là Gì |

Doanh nghiệp FDI đang tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm cho lao động Việt
► Những số liệu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần biết
– Những lĩnh vực thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư
STT |
Lĩnh vực |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) |
1 |
Công nghiệp chế biến, chế tạo |
14.748 |
219,692.15 |
2 |
Hoạt động kinh doanh bất động sản |
892 |
59,027.52 |
3 |
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa |
135 |
27,536.44 |
4 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
877 |
12,011.26 |
5 |
Xây dựng |
1.724 |
10,416.41 |
6 |
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy |
4.844 |
8,200.17 |
7 |
Vận tải kho bãi |
853 |
5,137.33 |
8 |
Khai khoáng |
108 |
4,896.95 |
9 |
Giáo dục và đào tạo |
550 |
4,393.13 |
10 |
Thông tin – truyền thông |
2.235 |
3,900.98 |
11 |
Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản |
501 |
3,567.64 |
12 |
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ |
3.347 |
3,485.36 |
13 |
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí |
136 |
3,390.44 |
14 |
Cấp nước và xử lý chất thải |
75 |
2,857.44 |
15 |
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội |
152 |
1,981.91 |
16 |
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ |
461 |
982.33 |
17 |
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm |
74 |
826.17 |
18 |
Hoạt động dịch vụ khác |
144 |
820.86 |
19 |
Hoạt đông làm thuê các công việc trong các hộ gia đình |
6 |
8.37 |
Tổng |
31.862 |
373,132.87 |
– Top 10 đối tác đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất
STT |
Đối tác |
Số dự án |
Tổng vốn đăng ký đầu tư (triệu USD) |
1 |
Hàn Quốc |
8.751 |
68,809.90 |
2 |
Nhật Bản |
4.517 |
59,625.27 |
3 |
Singapore |
2.493 |
54,521.30 |
4 |
Đài Loan |
2.739 |
33,124.66 |
5 |
Hồng Kông |
1.838 |
24,090.67 |
6 |
BritishVirginIslands |
851 |
21,867.72 |
7 |
Trung Quốc |
2.952 |
17,047.20 |
8 |
Malaysia |
628 |
12,740.97 |
9 |
Thái Lan |
567 |
12,304.00 |
10 |
Hà Lan |
353 |
10,220.73 |
– Top 10 tỉnh/ thành tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất
STT |
Địa phương |
Số dự án |
Tổng vốn đăng ký đầu tư (triệu USD) |
1 |
TP. Hồ Chí Minh |
9.519 |
47,617.00 |
2 |
Hà Nội |
6.187 |
34,935.90 |
3 |
Bình Dương |
3.825 |
34,715.73 |
4 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
474 |
32,540.01 |
5 |
Đồng Nai |
1.692 |
31,442.46 |
6 |
Bắc Ninh |
1.586 |
19,197.47 |
7 |
Hải Phòng |
803 |
18,982.07 |
8 |
Thanh Hóa |
150 |
14,419.20 |
9 |
Hà Tĩnh |
78 |
11,730.46 |
10 |
Thái Nguyên |
164 |
8,309.87 |

FDI giúp kinh tế – xã hội của nhiều địa phương phát triển mạnh
Với nước ta hiện nay, FDI là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước mà còn là động lực giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, FDI vừa là thách thức – vừa là động lực giúp các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến về chất lượng sản phẩm – dịch vụ để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, có được chỗ đứng trên “thương trường sân nhà”.