Bảo Vật Quốc Gia “ Vườn Xuân Trung Nam Bắc ”, Tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc”
Courtesy of anninhthudo.vn
Bức tranh sơn mài ‘Vườn xuân Trung Nam Bắc’ của cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí mô tả không khí ngày xuân với bối cảnh các cô gái ba miền đất nước mặc trang phục truyền thống đi tham dự lễ hội. Bức tranh được làm trong 20 năm, từ năm 1969 và hoàn thành vào năm 1989, được đánh giá là một bảo vật quốc gia.
Đang xem: Vườn xuân trung nam bắc
Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991 đã mua lại bức tranh với giá 100.000 đô la Mỹ và trao lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố hồ Chí Minh.
Xem thêm: Nhân Tướng Học Khuôn Mặt Phụ Nữ Chuẩn 99, 20 Tướng Mặt Thường Gặp Của Phụ Nữ
Kể cả tác giả có sống lại làm cũng không ổn bởi vì nghệ thuật ở bức họa đấy chỉ xảy ra một lần thôi, đấy là lý do tại sao gọi nó là bảo vật quốc gia. - Họa sĩ Nguyễn Sơn
Đáng chú ý, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố hồ Chí Minh đã không tham vấn chuyên gia trước khi vệ sinh lại bảo vật quốc gia, mà thuê ông Lưu Minh Phụng, một người không hiểu về nghệ thuật hội họa sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, nên đã dùng nước rửa chén, bột chu và giấy nhám để thực hiện công việc.
Xem thêm: Vợt Phôi Vợt Cầu Lông Là Gì ? Tại Sao Bạn Nên Tìm Mua Phôi Vợt
Vào ngày 27/4 vừa qua, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm do Cục trưởng vi Kiến Thành đến đánh giá mức độ hư hại của bức tranh cho biết linh hồn của bức họa đã bị hư hại trên 30%, còn xét về mức độ hư hại vật chất là khoảng 15%.
Họa sĩ Nguyễn Sơn, một người am hiểu về sơn mài, cho rằng đánh giá hư hỏng tinh thần của bức tranh trên 30% của Cục Mỹ thuật là chưa thỏa đáng vì hiện giờ không cách gì có thể cứu vãn được giá trị nghệ thuật tác phẩm này, toàn bộ phần linh hồn tác phẩm không cách gì phục dựng lại được, thậm chí dù bây giờ họa sĩ Nguyễn Gia Trí có sống lại, trực tiếp làm bức họa này thì cũng không thể phục dựng, phục chế được. Ông giải thích:
“Bởi vì đặc tính sơn mài Nguyễn Gia Trí là một tác phẩm có tính ngẫu nhiên rất cao. Về kỹ thuật, sơn mài của cụ ở bức họa đó giống như được cắt lớp nên bây giờ họ đã làm mất đi lớp bề mặt thì cũng giống như làm mất những nét quan trọng nhất của cụ Nguyễn Gia Trí. Kể cả tác giả có sống lại làm cũng không ổn bởi vì nghệ thuật ở bức họa đấy chỉ xảy ra một lần thôi, đấy là lý do tại sao gọi nó là bảo vật quốc gia, không phải vì nó to, không phải vì nó có giá trị vật chất là số tiền lớn 100.000 đô la Mỹ thời đó, mà chỉ vì nó diễn ra một lần thôi và Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh không giữ được.”